Thận có chức năng lọc các chất thải ra khỏi máu thông qua nước tiểu. Đôi khi, muối và các chất khoáng khác bị ứ đọng, không thoát ra hết, kết dính vào nhau tạo thành sỏi thận.
Kích thước sỏi thận có thể nhỏ như một hạt đường đến to như một trái bóng bàn. Chỉ đến khi sỏi thận gây tắc nghẽn, chúng ta mới chú ý đến chúng.
Lúc đó thì những viên sỏi thận đã gây ra những cơn đau dữ dội, nếu sỏi thận bị đẩy vào niệu quản sẽ làm hẹp kích thước ống dẫn nước tiểu đến bàng quang. Một số trường hợp sỏi thận to phải dùng đến phương pháp tán sỏi hoặc phẫu thuật.
Nguyên nhân bệnh sỏi thận thường là do sự kết hợp của nhiều yếu tố :
– Thiếu nước ở thận khiến các chất canxi, oxalat, axit uric không thể hòa tan để loại ra khỏi cơ thể, từ đó chúng kết lại thành các tinh thể rắn.
More...
– Một số căn bệnh sẽ khiến khả năng hấp thụ nước và canxi bị thay đổi như bệnh gout, béo phì, viêm đường tiết niệu … tạo thành sỏi canxi.
– Bị Nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại nhiều lần
– Mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc phải bệnh sỏi thận nhưng nguy cơ cao là ở nam giới trên 40 tuổi.
– Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
– Cơ thể thiếu vitamin B6, magie, dư vitamin D cũng dẫn đến nguy cơ bệnh cao.
– Việc lạm dụng thuốc tây, u xơ tiền liệt tuyến, viêm nhiễm bộ phận sinh dục khiến nước tiểu không thoát hết mà bị ứ đọng lại dẫn đến sự kết tinh sỏi
- Rối loạn chuyển hoá canxi..
Phân loại sỏi thận:
Hiện nay, sỏi thận được chia làm 5 loại :
- Sỏi Canxi: Chiếm tỷ lệ cao nhất
- Sỏi Axit uric: đứng vị trí thứ hai sau sỏi canxi
- Sỏi Xystin: thường gặp ở những người bị Xystin niệu.
- Sỏi Struvite: do nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ
- Sỏi Cystine: tỷ lệ nhỏ nhất, nguyên nhân vì bài tiết quá nhiều Cystinuria
Triệu chứng sỏi thận thường gặp:
– Cảm giác đau quặn theo đường di chuyển của sỏi thận, đau từ lưng đến mạn sườn phía dưới xương sườn, tiếp đến là vùng bụng, dưới háng và dưới lưng.
– Mắc và đi tiểu nhiều lần, cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Đối với sỏi nhỏ, đôi khi bạn có thể đi tiểu ra sỏi.
– Nước tiểu có màu hồng, nâu hoặc đỏ và có mùi hôi, nếu sỏi lớn có thể khiến trầy xước trong niệu đạo dẫn đến chảy máu khi đi tiểu.
– Cơ thể đau khi ngồi hoặc nằm lâu ở một tư thế.
– Trường hợp sỏi thận nặng, khối sỏi lớn, khu vực bụng và háng sẽ sưng lên
Lưu ý chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người bệnh sỏi thận:
Thực phẩm nên dùng :
+ Mỗi ngày uống từ 2 – 4 lít nước để đảm bảo hoạt động bài tiết diễn ra thuận lợi.
+ Nước ép trái cây , rau củ cũng rất tốt cho hệ bài tiết.
+ Hấp thụ protein tốt từ trứng, thịt, cá
+ Tăng cường chất xơ, rau củ quả tươi như gạo, rau sam, lúa mạch, cải xoong, dưa hấu, cam, chanh, quýt, bưởi…
+ Điều chỉnh lượng canxi phù hợp cho cơ thể , nếu loại bỏ hẳn canxi ra khỏi khẩu phần ăn còn làm tăng khả năng hấp thụ oxalat, làm tăng nguy cơ sỏi thận.
+ Tăng cường gia vị gừng, nghệ, tỏi… trong nấu ăn
+ Đặc biệt nên dùng sữa non Alpha Lipid vì những tác dụng rất tốt của sản phẩm này, cụ thể như sau:
Trong sữa non Alpha Lipid có chứa hàm lượng kháng thể tự nhiên cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Cần chú ý rằng kháng thể có trong Sữa non của bò cao hơn 70 lần so với sữa non của người,(vì bò là động vật tự nhiên, bò mẹ không truyền kháng thể cho con non qua nhau thai nên tuyến vú phải tiết ra lượng kháng thể lớn cho bê con để chống chọi với bệnh tật)
Sữa non chứa các loại kháng thể Immunoglobin IgG, IgA, IgD, IgE, và IgM
IgG: là kháng thể phổ biến nhất trong máu
Alpha Lipid chứa lượng kháng thể IgG cao gấp 367 lần so với sữa non của người
IgA: giúp bảo vệ cơ thể, đặc biệt đối với các tác nhân gây bệnh ở hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.
IgM: giúp cơ thể sản xuất các Protein cần thiết cho hệ miễn dịch để chống lại các vi khuẩn, mầm bệnh
IgE: Kháng thể phản ứng với cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng; sốt, hen, mề đay, sốc phản vệ,...
Ngoài kháng thể dòng sản phẩm này còn cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, cung cấp vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ, tăng cường sức khỏe.
Thực phẩm hạn chế :
+ Tránh socola, rau bina (cải bó xôi), trà, cần tây, đậu bắp… nói chung là những thực phẩm kích thích sản sinh oxalat và axit uric trong nước tiểu.
+ Không ăn các nội tạng động vật (lòng heo, lòng gà…) , tôm, cá…
+ Hạn chế lượng muối ăn trong khẩu phần
+ Giảm bổ sung vitamin C hằng ngày, giảm rượu, bia, nước có gas, thức ăn nhanh.